Quy định của pháp luật về địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Hưởng bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi chính đáng của những người lao động có đủ điều kiện. Khác với việc hưởng các chế độ của Bảo hiểm xã hội, Pháp luật có quy định cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Chi tiết về vấn đề này mời bạn đọc hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Để hưởng BHTN người lao động không nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH như đối với các hồ sơ hưởng chế độ BHXH khác. 

Quy định về địa điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Luật Việc làm 2013, quy định như sau:

“Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Như vậy, người lao động sẽ đến tại trung tâm dịch vụ việc làm do Cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập để nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đang sinh sống và làm việc tại địa bàn nào thì nên nộp hồ sơ tại địa bàn đó để thuận tiện cho việc giải quyết và nhận trợ cấp thất nghiệp và thông báo tình hình tìm việc làm của mình. 

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Phiếu được trao trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trong trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi nộp hồ sơ xét hưởng, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm đến tại nơi nộp hồ sơ thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động.

Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế. Những tháng sau cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Lưu ý: Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về tình hình tìm việc tìm việc làm theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp không thông báo về tình hình tìm việc làm sẽ bị cắt trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (theo quy định tại  Điều 49, Luật Việc làm 2013) phải làm hồ sơ hưởng BHTN theo quy định của Pháp luật để được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Hồ sơ hương BHTN gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ hương BHTN gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

  1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp >> Xem chi tiết và tải về
  2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
  • Quyết định thôi việc;
  • Quyết định sa thải;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  1. Sổ bảo hiểm xã hội ( bản chính)

Lưu ý:

Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải tiến hành nộp hồ sơ 

3.  Tại Hà Nội nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Đối với người lao động tại hà Nội có thể nộp hồ sơ hưởng BHTN tại các địa điểm sau:

1. Tại Quận Cầu Giấy: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.7822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306)

2. Tại Hà Đông: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.3829.082

3. Tại Quận Hai Bà Trưng: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)

4. Tại Quận Long Biên: Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung

Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.6740.595

5. Tại huyện Sóc Sơn: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.

Điện thoại: 0242.2468.928

6. Điểm huyện Đông Anh: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long

Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3.9555.248

7. Tại Sơn Tây: UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây

Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2979.223

Tham khảo >> Danh sách địa chỉ trung tâm giới thiệu việc làm tại Hà Nội và TP. HCM

Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên đây baohiemxahoi đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về địa điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Pháp luật. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nếu không để ý người lao động rất dễ nhầm với địa điểm hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ Bảo hiểm xã hội.

Hy vọng rằng bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn đọc có câu hỏi hoặc những thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận cảu bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website baohiemxahoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *