Hệ số trượt giá tính BHXH năm 2020 thay đổi như thế nào? Một chỉ số quan trọng trong công thức tính BHXH một lần mà nhiều người quan tâm là mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của người lao động, chính là hệ số trượt giá.
Hệ số trượt giá tính BHXH là gì?
Hệ số trượt giá được hiểu là mức chênh lệch phản ánh sự biến động của giá trên thị trường so với giá trị hàng hóa. Hệ số trượt giá là chỉ số được đưa vào tính BHXH nhằm đảm bảo giá trị của các khoản trợ cấp của BHXH khi có sự biến động về giá.
Cập nhật mới nhất >> Hệ số trượt giá BHXH năm 2021
Đối tượng được áp dụng Hệ số trượt giá tính BHXH
Hệ số trượt giá năm 2020 sẽ áp dụng với các đối tượng sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định tham gia BHXH và bắt buộc bắt đầu từ 1/1/2016 trở đi. Các đối tượng thuộc diện hưởng BHXH 1 lần hoặc đã qua đời và thân nhân được hưởng BHXH 1 lần. Thời gian áp dụng trong khoảng từ 1/1/2020 đến 31/12/2020.
- Người lao động tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Các đối tượng này hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi đến tuổi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc đã qua đời và người thân hưởng chế độ tuất một lần. Thời gian áp dụng từ 1/1/2020 đến 31/12/2020.
Người lao động có thể xem thêm quy định chi tiết về các đối tượng này tại Khoản 1, Khoản 1, Điều 10 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Hệ số trượt giá tính BHXH năm 2020 như thế nào?
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH. Trong đó, công thức tính tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính theo công thức:
Tiền lương hàng tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm thay đổi theo các năm như sau:
Năm | Mức điều chỉnh | Năm | Mức điều chỉnh |
---|---|---|---|
2008 | 1.86 | 2014 | 1.11 |
2009 | 1.74 | 2015 | 1.10 |
2010 | 1.59 | 2016 | 1.07 |
2011 | 1.34 | 2017 | 1.04 |
2012 | 1.23 | 2018 | 1.00 |
2013 | 1.15 | 2019 | 1.00 |
Cách tính hưởng BHXH 1 lần
Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần được hướng dẫn theo Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH một lần được tính theo công thức:
Mức hưởng | = | (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) | + | (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) |
Trong đó, Mbqtl là mức tiền lương bình quân đóng BHXH và được tính như sau:
Mbqtl | = | (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) | / | Tổng số tháng đóng BHXH |
Lưu ý: Nếu thời gian đóng BHXH của người lao động chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần sẽ tính bằng số tiền đã đóng, tối đa là 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Thời điểm làm căn cứ tính hưởng BHXH 1 lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.
Kết luận
Trên đây là thông tin về hệ số trượt giá tính bảo hiểm xã hội năm 2020. Đây là căn cứ quan trọng để tính BHXH một lần, độc giả có thể tham khảo để xác định các khoản trợ cấp được hưởng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mnag đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
Nếu như độc giả cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ 1900 588 873 để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Đối tượng thụ hưởng
- Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện tính thế nào?
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?
- Những chế độ bảo hiểm xã hội cho phụ nữ mang thai mà không phải ai cũng biết
- Tờ khai bảo hiểm xã hội là gì? Các loại tờ khai phổ biến
- Tra cứu bảo hiểm xã hội là gì? 05 cách tra cứu phổ biến nhất