Lương hưu được tính như thế nào? Cập nhật mới nhất 2025

Lương hưu được tính như thuế nào? Là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động đặc biệt là người lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu. Dưới đây, là những cập nhật mới nhất về cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

1. Đối tượng hưởng lương hưu

Chế độ hưu trí là một trong những lợi ích lớn mà cả người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện đều có thể được hưởng. 

Các đối tượng hưởng lương hưu chủ yếu bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động (bao gồm hợp đồng lao động ngắn hạn và dài hạn).
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.   
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Công dân là người Việt Nam từ đủ 15 tuổi tham gia BHXH tự nguyện.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về chế độ hưu trí xã hội mới từ 2025

2. Lương hưu được tính như thế nào?

Đối với các đối tượng tham gia loại hình BHXH khác nhau sẽ có cách tính lương hưu khác nhau. Mức lương hưu sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương/thu nhập tính đóng BHXH, thời gian tham gia BHXH và chính sách điều chỉnh tiền lương tính đóng BHXH từng thời kỳ.

2.1 Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc được xác định như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu:

  • Đối với lao động nam: 45% nếu đóng đủ 20 năm BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa là 75%.
  • Đối với lao động nữ: 45% nếu đóng đủ 15 năm BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa là 75%.
  • Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Cách tính lương hưu cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc
Cách tính lương hưu cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Cần lưu ý việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

2.2. Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Điều 98, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện mức lương hưu được tính như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyên

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu:

  • Đối với nữ: 45% nếu đóng đủ 15 năm BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa là 75%.
  • Đối với nam: 45% nếu đóng đủ 20 năm BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa là 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

2.3 Đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc.

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện việc tính lương hưu sẽ phức tạp hơn. 

  • Thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/1/2025; 
  • Tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2, Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/1/2025 Thông tư. 

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, được tính theo quy định tại Khoản 4, Điều 11, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Lưu ý: 

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2025 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/02/2025; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01/01/2025)  quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã BHXH. Mọi tính toán lương hưu đều căn cứ trên mức điều chỉnh tiền lương tháng và thu nhập tháng đóng BHXH tại Thông tư này.

3. Điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật Lao động 2019, để được hưởng hưởng lương hưu người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian tham gia BHXH. 

Điều kiện hưởng lương hưu năm 2025
Điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Cụ thể năm 2025 điều kiện hưởng lương hưu như sau:

  1.  Tuổi nghỉ hưu năm 2025

Trong điều kiện lao động bình thường độ tuổi nghỉ hưu năm 2025:

  • Đối với lao động nam: 61 tuổi 3 tháng.
  • Đối với lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng.
  1. Thời gian tham gia BHXH hưởng lương hưu năm 2025
  • Từ ngày 1/1/2025 đến 31/06/2025: Đủ 20 
  • Từ ngày 1/7/2025: Đủ 15 năm

Thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Nắm rõ lương hưu được tính thế nào giúp người lao động tính toán chính xác mức lương hưu được hưởng đồng thời chủ động trong việc điều chỉnh thời gian đóng BHXH và độ tuổi nghỉ hưu để có mức hưởng lương hưu cao nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người lao động có thể liên hệ với cơ quan BHXH hoặc các đơn vị tư vấn để được hỗ trợ chi tiết.

Nguồn: Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. https://ebh.vn/tin-tuc/tuoi-nghi-huu-duoc-tinh-theo-nhung-phuong-an-nao

Bài viết liên quan:

2 Trả lời “Lương hưu được tính như thế nào? Cập nhật mới nhất 2025

  1. Tại sao lại có sự khác biệt giữa người tham gia BHXH hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người lao động hưởng lương từ người sử dụng lao động chi trả?
    – Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia từ năm 1995 thì hưởng bình quân 5 năm cuối còn người lao động hưởng lương từ người sử dụng lao đuộng thì lấy bình quân toàn bộ thời gian tham gia BHXH. Như vậy là thiệt thòi cho người tham gia BHXH không thuộc diện trả lương từ ngân sách nhà nước. Mặc dù thời gian tham gia như nhau nhưng mức đóng hàng tháng cao hơn.

    1. Cảm ơn anh Hung Pham đã quan tâm. Có sự khác biệt giữa hai nhóm này chủ yếu đến từ nguồn tài chính chi trả lương và cách thức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH):
      1. Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước
      – Là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, trường học công lập, bệnh viện công, lực lượng vũ trang…
      – Lương của họ được chi trả từ ngân sách nhà nước.
      – Mức đóng BHXH cũng tuân theo quy định chung, nhưng có sự điều chỉnh tùy theo từng nhóm công chức, viên chức.
      – Khi nghỉ hưu hoặc hưởng chế độ bảo hiểm, họ nhận các khoản trợ cấp theo hệ thống của nhà nước.
      2. Người lao động hưởng lương từ doanh nghiệp/tổ chức tư nhân
      – Là những người làm việc theo hợp đồng lao động, hưởng lương do chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân chi trả.
      – Tiền lương có thể dao động tùy theo hiệu quả kinh doanh và thỏa thuận với người sử dụng lao động.
      – BHXH được trích từ lương của người lao động và đóng cùng với phần đóng của doanh nghiệp (thường là theo tỷ lệ nhất định do pháp luật quy định).
      – Khi nghỉ hưu, chế độ bảo hiểm cũng sẽ áp dụng theo chính sách BHXH chung, nhưng mức hưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào quá trình đóng bảo hiểm và mức lương.

      Sự khác biệt trong cách tính lương hưu giữa hai nhóm lao động này đã gây ra nhiều tranh cãi về tính công bằng. Viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thường có mức bình quân lương hưu dựa trên 5 năm cuối, trong khi người lao động thuộc khu vực doanh nghiệp lại phải tính bình quân trên toàn bộ thời gian đóng BHXH, dẫn đến mức hưởng có thể thấp hơn mặc dù mức đóng hàng tháng cao hơn.

      Điều này có thể khiến người lao động khu vực tư nhân cảm thấy thiệt thòi, vì họ đóng BHXH với mức lương cao hơn trong suốt sự nghiệp nhưng lại bị tính bình quân toàn bộ, kéo mức lương hưu xuống thấp hơn so với nhóm hưởng lương từ ngân sách. Đây là một vấn đề mà nhiều chuyên gia và người lao động đã kiến nghị điều chỉnh để đảm bảo tính công bằng giữa các nhóm lao động.

      Trong những năm gần đây, đã có những đề xuất về việc thay đổi phương pháp tính lương hưu để giảm khoảng cách này, nhưng vẫn cần thêm sự cân nhắc và điều chỉnh từ cơ quan chức năng ạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *