Hồ sơ hưởng chế độ con ốm đau theo quy định của Pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tùy từng trường hợp cụ thể người lao động sẽ phải bổ sung các giấy tờ khác nhau, cần lưu ý chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết để được hưởng quyền lợi của mình.
Hồ sơ hưởng chế độ con ốm đau
Trước khi làm hồ sơ người lao động cần làm rõ mình có đủ điều kiện hưởng chế độ con ốm đau hay không.
Điều kiện hưởng chế độ con ốm đau
Không phải trường hợp nào người lao động cũng được hưởng chế độ con ốm đau. Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 3, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện để được hưởng chế độ nghỉ con ốm của người lao động bao gồm:
- Người lao động chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau;
- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Hồ sơ hưởng chế độ con ốm đau
Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ con ốm đau làm hồ sơ theo quy định tại mục 1.3 Phần C, Quyết định số 777/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ con ốm của người lao động bao gồm:
Trường hợp điều trị nội trú:
Người lao động làm hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy ra viện của con người lao động dưới 7 tuổi.
- Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao giấy báo tử. Tuy nhiên nếu giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện.
- Trong trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
Người lao động làm 01 bộ hồ sơ gồm có:
- Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao, hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Trường hợp người lao động cần chuẩn bị bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Căn cứ vào từng trường hợp nghỉ hưởng chế độ con ốm của mình mà người lao động sẽ bổ sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ. Hồ sơ được lập thành 01 bản, người lao động nộp trực tiếp đến cơ quan, đơn vị mình đang làm việc và công tác.
Thời gian hưởng chế độ con ốm đau
Người lao động có thời gian hưởng chế độ con ốm đau được quy định tại Điều 27, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời căn cứ vào Điều 5, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH trường hợp đủ điều kiện, người lao động nghỉ chế độ con ốm với thời gian như sau:
- Hưởng tối đa 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi.
- Hưởng tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 03 – 07 tuổi.
Trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thủ tục hưởng chế độ con ốm đau
Người lao động có con ốm trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan, đơn vị người lao động đang làm việc.
Cơ quan, đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động, sau đó lập danh sách, chuyển cơ quan tài chính cùng cấp kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau của từng người lao động.
Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ con ốm là 10 ngày. Cơ quan, đơn vị nơi người lao động đang làm việc sẽ thực hiện thủ tục hành chính. Lưu ý người lao động phải nghỉ việc chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ baohiemxahoi.edu.vn về hồ sơ hưởng chế độ con ốm đau. Hy vọng rằng sẽ giúp người lao động làm hồ sơ thủ tục hưởng chế độ ốm đau nhanh chóng và dễ dàng hơn.
TIN LIÊN QUAN
- Chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Đối tượng thụ hưởng
- Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 năm có sao không?
- Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số
- Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện tính thế nào?
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?
- Trợ cấp mất việc là gì? Quyền lợi được hưởng của người lao động