Luật Bảo hiểm y tế mới nhất năm 2020 có những điểm gì đáng chú ý?

Luật Bảo hiểm y tế mới nhất năm 2020 có những điểm gì đáng chú ý?

Luật bảo hiểm y tế mới nhất là căn cứ quan trọng để người tham gia áp dụng và nắm được những quyền lợi của mình khi tham gia khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng cập nhật kịp thời những quy định này. 

Luật Bảo hiểm y tế quy định những nội dung nào?

Luật bảo hiểm y tế là cơ sở pháp lý quan trọng để người tham gia và cơ quan bảo hiểm thực hiện các thủ tục về Bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, Luật cần quy định đầy đủ về các nội dung, điển hình bao gồm:

  • Đối tượng tham gia BHYT.
  • Mức đóng và các phương thức đóng BHYT.
  • Các quy định liên quan đến thẻ BHYT: Thủ tục làm thẻ, cấp phát, thời hạn, cấp lại,…
  • Phạm vi hưởng quyền lợi của Bảo hiểm y tế.
  • Quy định về tổ chức, cơ sở khám chữa bệnh sử dụng BHYT.
  • Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  • Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
  • Quy định đối với áp dụng BHYT cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài,…

Luật bảo hiểm y tế năm 2020 có những điểm mới nào đáng chú ý?

Về thời hạn sử dụng thẻ BHYT

Theo Công văn 3340/BHXH-ST ngày 8/8/2017, từ ngày 1/8/2017, trên thẻ BHYT sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng của thẻ BHYT. Vì vậy, nếu muốn biết thời hạn sử dụng, bạn cần tra cứu trên Cổng thông tin điện tử BHXH.

Tăng mức đóng BHYT với một số đối tượng

Căn cứ theo Nghị quyết số 70/2017/QH14 từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu lên 1,6 triệu. Nếu theo mức tăng mới này, mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng sau cũng sẽ tăng theo Nghị định 1462018/NĐ-CP:

  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định: Đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động
  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định: Đóng bằng 4,5& tiền lương hưu, trợ cấp mất sức.
  • Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định: Đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của lao động trước thời điểm nghỉ thai sản.
  • Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định: Đóng bằng 4,5% mức trợ cấp thất nghiệp.
  • Đối tượng khác: Đóng mức bằng 4,5% mức lương cơ sở.
  • Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình:
    • Người thứ nhất mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 
    • Người thứ 2 mức đóng tính bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; 
    • Người thứ 3  mức đóng tính bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; 
    • Người thứ 4 mức đóng tính bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; 
    • Từ người thứ 5 trở đi mức đóng tính bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tại Báo cáo số 237/BC-CP, Chính phủ đã đề nghị chưa tăng lương cơ sở từ 1/7/2020. Do vậy, có thể các mức đóng BHYT với các đối tượng trên vẫn giữ nguyên.

Cấp lại thẻ BHYT

thủ tục cấp lại thẻ bhyt 2020 - nguồn: https://ebh.vn/
Nguồn ảnh: ebh.vn

Từ 2019, thời gian để giải quyết thủ tục cấp lại thẻ BHYT rút xuống còn 5 ngày. Trường hợp không thay đổi thông tin thì thời gian là 2 ngày. Từ ngày 1/1/2019, luật bảo hiểm y tế mới nhất quy định thời gian giải quyết cấp lại thẻ BHYT được thực hiện trong ngày (24 giờ). 

Tạm kết

Trên đây bảo hiểm xã hội đã cung cấp các thông tin về Luật bảo hiểm y tế mới nhất năm 2020. Luật Bảo hiểm y tế là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng tham gia BHYT và hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh. Người tham gia nên nắm bắt thông tin để thực hiện theo quy định.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *