Những quy định về kinh phí công đoàn 2019

Những quy định về kinh phí công đoàn 2019

Bên cạnh Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cũng là khoản tiền quan trọng mà người lao động phải đóng. Vậy những quy định về kinh phí công đoàn 2019 như thế nào? Doanh nghiệp tham khảo bài viết sau.

Những doanh nghiệp nào cần phải đóng kinh phí công đoàn?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật công đoàn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt đã có tổ chức công đoàn hay chưa, đều phải đóng kinh phí công đoàn. Cụ thể, các tổ chức bao gồm:

“1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn 2019

Đóng kinh phí công đoàn tại Liên đoàn lao động tại quận hoặc huyện.

Doanh nghiệp cần đóng 2% kinh phí công đoàn trên tổng mức lương đang đóng BHXH cho người lao động.

Phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:

  • Doanh nghiệp thực hiện đóng theo tháng, thực hiện cùng thời điểm trích nộp tiền BHXH bắt buộc cho người lao động.
  • Riêng đối với tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Thực hiện đóng kinh phí theo quý hoặc tháng, một lần cùng với thời điểm trích nộp tiền BHXH bắt buộc cho người lao động.
  • Nơi đóng kinh phí công đoàn: Liên đoàn lao động tại quận hoặc huyện nơi tổ chức, doanh nghiệp đặt cơ sở.

3. Mức phân bổ kinh phí công đoàn và mức phạt về vi phạm kinh phí công đoàn

Mức phân bổ kinh phí công đoàn chia theo tỷ lệ: 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng. Còn lại 31% sẽ nộp công đoàn cấp trên.

Các mức phạt nếu vi phạm các quy định về kinh phí công đoàn:

Phạt 12% – 15% tổng kinh phí công đoàn, tối đa 75.000.000 đồng với các trường hợp:

  • Chậm đóng kinh phí công đoàn.
  • Đóng kinh phí công đoàn không đủ số lượng người nằm trong diện đóng.
  • Đóng sai mức quy định.

Phạt 18% – 20% tổng kinh phí công đoàn, tối đa 75.000.000 đồng với các trường hợp người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc diện phải nộp.

Mức phạt không nộp kinh phí công đoàn.

Trên đây bảo hiểm xã hội cung cấp các quy định cơ bản nhất về kinh phí công đoàn 2019 bao gồm: Đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng và các hình thức phạt vi phạm. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần nắm được các quy định quan trọng này để áp dụng, tránh bị phạt vi phạm.

TIN LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *