Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Mẫu 11-LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và theo thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm theo dõi tiền lương, bảo hiểm xã hội thuận tiện hơn.

Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Mẫu bảng này dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.

✅ Mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo Thông tư 133/2016 >> Tải về

Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 133

✅ Mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo Thông tư 200/2014 >> Tải về

Hướng dẫn lập bảng theo thông tư 133/2016

Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bố này gồm có các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3888), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động.

Cơ sở lập:

  • Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ… kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335.
  • Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).
  • Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê và các sổ kế toán có liên quan tùy theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái TK 334, 338…), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Hướng dẫn lập bảng theo thông tư 200/2014

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng
  • Mẫu: Sử dụng Text box (Insert -> Text Box) để dễ dàng di chuyển cả box tới vị trí phù hợp mà không phụ thuộc vào thay đổi diện tích các cột
  • Tháng … năm …: Là tháng, năm lập bảng
  • Ngày … tháng … năm …: Thời gian ký của người liên quan
  • Họ tên, chữ ký của Người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc

Thông tin bảng:

Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bổ này gồm có các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382,3383,3384, 3386), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động.

Cơ sở lập:

  • Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ… kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335.
  • Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386).

Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê, Nhật ký- Chứng từ và các sổ kế toán có liên quan tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái TK 334, 338…), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Kết luận

Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc 2 mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cùng vơi hướng dẫn cách lập tương ứng với 2 mẫu. hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích nhất hỗ trợ người lập BHXH trong doanh nghiệp xử lý được các vấn đề mà bạn đọc đang gặp phải.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hay hỗ trợ hãy để lại ý kiến xuống phía dưới phần bình luận của bài viết này nhé. baohiemxahoi.edu.vn luôn sãn sàng hỗ trợ bạn.

Ghé thăm website chính thức của bảo hiểm xã hội tại địa chỉ https://ebh.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về bảo hiểm xã hội điện tử nhé.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website baohiemxahoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *