Tăng ca làm thêm hiện nay là điều phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Hoạt động này giúp người lao động có thêm thu nhập để cải thiện đời sống bên cạnh mức lương ký trong hợp đồng. Vậy mức lương tăng ca có bị tính đóng bảo hiểm xã hội hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người lao động rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi này.
Lương làm thêm giờ có bị tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo luật hiện hành thì lương làm thêm giờ không nằm trong danh sách các khoản tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Như vậy. Người lao động làm thêm và có hưởng lương sẽ khộng bị tính đóng BHXH trên mức lương làm thêm đó. Do đó người lao động hoàn toàn có thể yên tâm làm thêm giờ để cải thiện thu nhập cho bản thân.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là những khoản nào?
Khoản 2, Điều 30, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:
“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH”.
Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều này gồm:
- Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm: Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh. Các khoản phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Tạm kết
Như vậy như lao động làm thêm tăng ca sẽ không bị tính đóng bảo hiểm xã hội. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích nhất. Bài viết có thể còn sơ sài chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm những vấn đề liên quan đến chủ đề này để bạn đọc tiện theo dõi trong thời gian sớm nhất.
Nếu như bạn đọc đang cần quan tâm đến các vấn đề liên qua về bảo hiểm xã hội truy cập ngay website baohiemxahoi.edu.vn để cập nhật những thông tim mới nhất nhé
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.
✅ Có thể bạn quan tâm