Đăng ký tạm trú là việc làm bắt buộc đối với người dân (người lao động, sinh viên) sống tại một nơi khác nơi đăng ký thường trú. Vậy đăng ký tạm trú tạm vắng là gì? Tại sao phải đăng ký? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Tất cả sẽ được baohiemxahoi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Đăng ký tạm trú tạm vắng là gì?
Nơi tạm trú là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú (theo sổ hộ khẩu) của công dân và đã đăng ký tạm trú.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú (khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006).
Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Đồng thời, việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân để thực hiện một số thủ tục thuận tiện hơn. Điển hình như việc mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn, huy động vốn từ ngân hàng…
Do đó, đăng ký tạm trú không chỉ có ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân.
Khi nào phải đăng ký tạm trú, tạm vắng?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006:
Người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Trong trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.
Phạt hành chính khi không đăng ký tạm trú
Theo quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
- Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…
Như vậy cả cá nhân và chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú trong trường hợp bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
Khi nào công an được kiểm tra cư trú?
Khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
Theo đó, đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm:
- Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú;
- Quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.
Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
Việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.
Như vậy, cảnh sát/công an khu vực được quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào và phải sử dụng đúng trang phục, phương tiện được trang bị.
Kết luận
Để tránh bị phạt tiền công dân thuê nhà trọ cần thông báo ngay với chủ nhà về việc đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Bạn đọc có thắc mắc, góp ý hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc liên hệ với BHXH điện tử eBH để được hỗ trợ nhanh nhất.
? Website: https://ebh.vn/
✅ Fanpage: Bảo hiểm xã hội điện tử eBH
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
? Trụ sở chính: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222).
- Văn phòng TP.HCM: 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, TP.HCM (028.35470355)
- Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886)
- Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868)
- Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363)
GỢI Ý BẠN ĐỌC
- Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số
- Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện tính thế nào?
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?
- Trợ cấp mất việc là gì? Quyền lợi được hưởng của người lao động
- Những chế độ bảo hiểm xã hội cho phụ nữ mang thai mà không phải ai cũng biết
- Mã vùng lương tối thiểu và mức lương tối thiểu vùng năm 2024