Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào là thắc mắc của rất nhiều lao động. Khoảng thời gian nghỉ việc, trợ cấp thất nghiệp đóng vai trò như “cứu cánh”, giảm bớt đáng kể gánh nặng chi phí. Vậy cách tính khoản trợ cấp này như thế nào?
Những đối tượng nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định của pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức.
- Điều kiện về thời gian đóng BHXH: Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định/không xác định thời hạn hoặc đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng mùa vụ, hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ 3-12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tại Khoản 2, Điều 50, thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp được căn cứ theo số tháng đóng BHXH. Cụ thể, người lao động cứ đóng đủ 12-26 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng thêm đủ 12 tháng, người lao động sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, tối đa là 12 tháng.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp bắt đầu từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTn của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Tiền lương hàng tháng chính là mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Công thức:
Mức hưởng BHTN hàng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Mức trợ BHTN hàng tháng không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người hưởng lương theo chế độ tiền lương nhà nước, không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người hưởng lương theo chế độ của người sử dụng lao động.
Mức hưởng BHTN đối với người hưởng lương theo chế độ tiền lương nhà nước: Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
Đối với người hưởng lương theo chế độ của người sử dụng lao động:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu vùng là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu vùng là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu vùng là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu vùng là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.
Trên đây bảo hiểm xã hội đã hướng dẫn trả lời cho vấn đề: Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào? Người lao động có thể tham khảo để biết mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của mình.
TIN LIÊN QUAN
- Trợ cấp mất việc là gì? Quyền lợi được hưởng của người lao động
- Hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2022
- Infographic: Đối tượng được nhận 2 gói hỗ trợ Covid 19
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
- Bạn có biết: Sau nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp?
- Quy định của pháp luật về địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp