Tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, người lao động sẽ không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp… Và hiển nhiên, nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội, những quyền lợi này sẽ không được đảm bảo. Vậy phải xử lý ra sao khi gặp phải trường hợp này?
Mức xử phạt khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội
Câu chuyện tổ chức, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không hề hiếm gặp, thậm chí còn xảy ra rất phổ biến. Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.HCM, đến cuối năm 2020, có tới 325.000 lao động bị nợ đóng tiền BHXH lên đến 2.469 tỷ đồng.
Chính vì vậy, để chắc chắn rằng doanh nghiệp vẫn thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH như đúng cam kết, người lao động cần liên tục kiểm tra thông tin về quá trình tham gia BHXH thông qua các kênh thông tin BHXH chính thống, ứng dụng VssID…
Nếu đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên, theo khoản 1 và khoản 2, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và công ty trả thu nhập là bên chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này.
Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động, nghĩa là đã vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với mức xử phạt như sau:
- Đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng;
- Nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
- Nếu không thực hiện thì cơ quan tín dụng, ngân hàng nhà nước sẽ trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp vi phạm, doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26, Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Phạt tiền từ 12%~15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, tối đa không quá 75 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;
- Đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng mức quy định;
- Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền từ 18%~20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, không quá 75 triệu đồng đối với tổ chức không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.
Cần làm gì khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình?
Để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong trường hợp bên trả thu nhập không thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH như giao kết, người lao động cần thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện.
Theo đó, người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại đến tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập cho mình để yêu cầu đóng BHXH bổ sung.
Nếu tình trạng “trốn” đóng BHXH tiếp tục kéo dài và không được xử lý, để yêu cầu giải quyết tranh chấp, NLĐ cần tiến hành khiếu nại với Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố và khởi kiện lên TAND có thẩm quyền.
Trong quá trình này, việc nhờ đến sự trợ giúp, tư vấn từ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, công đoàn hoặc luật sư là điều nên làm.
Khoản 1, Điều 118, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định:
“Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Đây chính là cơ sở để người lao động thực hiện khiếu nại về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Trình tự thực hiện cụ thể như sau:
- Khiếu nại đến Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn doanh nghiệp;
- Khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
- Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết;
- Khởi kiện lên TAND cấp quận, huyện.
Lưu ý: Trường hợp hòa giải không thành; không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc công ty vẫn không thực hiện đóng BHXH theo đúng quy định, NLĐ hoàn toàn có quyền khởi kiện tiếp đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Lời kết
Như vậy trong bài viết trên đây baohiemxahoi.edu.vn đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất để trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài viết “Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nên làm gì? “
Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Đối tượng thụ hưởng
- Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện tính thế nào?
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những chế độ nào?
- Những chế độ bảo hiểm xã hội cho phụ nữ mang thai mà không phải ai cũng biết
- Tờ khai bảo hiểm xã hội là gì? Các loại tờ khai phổ biến
- Tra cứu bảo hiểm xã hội là gì? 05 cách tra cứu phổ biến nhất