[Infographic] Các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (update 2020)

infographic các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tham gia bảo hiểm xã hội mang lại nhiều lợi ích và quyền lợi cho người tham gia. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó mà bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhiều người dân lựa chọn thay thế vừa phù hợp với thu nhập và linh hoạt hơn trong phương thức đóng. Vậy các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?

Xin mời bạn đọc hãy cũng tìm hiểu trong Infographic dưới đây.

Các mức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về mức đóng BHXH tự nguyện như sau:

Các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (update 2020)
Nguồn ảnh: baonghean.vn

Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần

Được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu

Căn cứ theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Lưu ý

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

  • Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
  • Hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
  • Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Tạm kết

Như vậy, với người dân đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì các mức đóng BHXH được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với mức thu nhập của người tham gia, người dân có thể đến các điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn hoặc Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận, Huyện nơi người dân có sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú để làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.

baohiemxahoi.edu.vn sẽ tiếp tục cập nhật để bạn đọc có thể dễ dàng theo dõi thông tin về mức đóng BHXH tự nguyện khi có quy định mới ban hành.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Có thể bạn quan tâm:

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website baohiemxahoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *