Mẫu giấy ra viện hợp lệ để hưởng chế độ BHXH

Mẫu giấy ra viện hợp lệ để hưởng chế độ BHXH

Giấy ra viện là hồ sơ quan trọng đối với người tham gia BHXH để làm thủ tục hưởng các chế độ, điển hình là chế độ ốm đau. Đây là căn cứ quan trọng để người tham gia hưởng các quyền lợi BHXH. Vậy mẫu giấy hợp lệ và cách ghi thông tin như thế nào?

Mẫu giấy ra viện hợp lệ để hưởng chế độ BHXH

1. Giấy ra viện dùng để làm gì?

Giấy ra viện là hồ sơ quan trọng để làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH, sử dụng trong trường hợp người lao động phải điều trị nội trú. Các thông tin trên đây giúp xác định tình trạng bệnh lý hoặc tình trạng điều trị để xác định mức hưởng BHXH.

2. Mẫu giấy ra viện hợp lệ

Mẫu giấy ra viện hợp lệ được hướng dẫn lập cụ thể tại Phụ lục 3 của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, cụ thể như sau:

Mẫu giấy ra viện theoPhụ lục 3 của Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

3. Hướng dẫn cách ghi thông tin

Phần thông tin cá nhân:

  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh.
  • Điền số thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, mã số BHXH của người bệnh.

Phần thời gian vào, ra viện:

  • Ghi đầy đủ thời gian vào, ra viện: Gồm giờ, phút, ngày, tháng, năm.
  • Đây sẽ là mốc thời gian căn cứ để xác định quyền lợi của chế độ ốm đau.

Phần chẩn đoán:

  • Bệnh thông thường: Ghi mô tả tình trạng bệnh và sức khỏe hoặc ghi tên bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
  • Bệnh dài ngày: Ghi mã của bệnh và tên bệnh theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ y tế ban hành ngày 30/12/2016 về danh mục bệnh dài ngày.
  • Đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân cần phải đình chỉ thai nghén.

Phần phương pháp điều trị:

  • Bệnh thông thường: Ghi nội dung theo hướng dẫn của Bộ y tế.
  • Đình chỉ thai nghén dưới 22 tuần tuổi: Ghi phương pháp điều trị thực tế để đình chỉ thai nghén như sảy thai/nạo thai/hút thai/mổ lấy thai.
  • Mang thai 22 tuần tuổi trở lên: Ghi là đẻ thường, đẻ thủ thuật hoặc mổ đẻ.
  • Đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý: Ghi rõ chẩn đoán của bác sĩ, ghi cụm từ “phá thai bệnh lý” đi kèm.

Mục ghi chú cần ghi các nội dung sau:

  • Chỉ định và lời dặn của bác sĩ.
  • Trường hợp cần nghỉ dưỡng sức: Ghi rõ số ngày cần nghỉ ngơi sau khi ra viện, số ngày nghỉ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
  • Trường hợp lao động nữ nghỉ dưỡng thai: Sau số ngày nghỉ cần ghi rõ “nghỉ dưỡng thai”. số ngày nghỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của lao động nhưng tối đa không quá 30 ngày.
  • Trường hợp thai từ 22 tuần tuổi trở lên phải đình chỉ thai nghén thì ghi rõ là đẻ non, con chết.
  • Trường hợp đẻ non: Ghi số con và tình trạng con sau sinh.
  • Trường hợp người bệnh mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự: Ghi họ tên cha mẹ hoặc người giám hộ.
Lưu ý khi ghi nội dung giấy ra viện.

Mục ngày, tháng, năm và chữ ký:

  • Ngày tháng năm ra viện phải trùng với ngày ra viện.
  • Mục chữ ký trưởng khoa: Trưởng khoa hoặc phó khoa ký tên tùy theo quy chế của cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Mục chữ ký thủ trưởng đơn vị: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được ủy quyền bởi người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Trên đây bảo hiểm xã hội đưa ra mẫu giấy ra viện và hướng dẫn ghi thông tin hợp lệ. Bạn có thể tham khảo để lập mẫu và điền các thông tin đầy đủ, hợp lệ để làm các thủ tục hưởng chế độ BHXH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *