Những điều doanh nghiệp cần biết khi báo giảm BHXH

báo giảm bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp

Báo giảm BHXH là nghiệp vụ quan trọng doanh nghiệp cần nắm được khi tham gia BHXH cho người lao động. Vậy những trường hợp nào cần báo giảm, thời hạn báo giảm và trình tự thực hiện như thế nào?

Khi nào cần báo giảm BHXH?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 98 của Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với Cơ quan Bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH. Cụ thể, doanh nghiệp cần báo giảm BHXH khi:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
  • Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày.
  • Doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 1 tháng.
  • Người lao động và người sử dụng lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Ảnh minh họa – internet

Thời hạn cần thực hiện báo giảm Bảo hiểm xã hội là bao lâu?

Khi phát sinh giảm số lượng lao động, người sử dụng lao động phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội theo hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng, tính tới ngày cuối của tháng đó. Doanh nghiệp có thể thực hiện báo giảm tháng sau từ ngày 28 của tháng trước.

Chậm báo giảm lao động có bị phạt không?

Tuy hiện tại chưa có mức phạt nào áp dụng cho doanh nghiệp báo giảm chậm, tuy nhiên, tại Công văn 1734/BHXH-QLT thì trường hợp báo giảm BHXH chậm, doanh nghiệp sẽ phải chịu một số trách nhiệm, bao gồm:

  • Báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì phải đóng BHXH của tháng kế tiếp. Đồng thời thẻ BHYT sẽ có thời hạn sử dụng hết tháng đó.
  • Nếu không đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng sau thì có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau từ ngày 28 của tháng trước, tuy nhiên sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Thủ tục làm hồ sơ báo giảm lao động

Ảnh minh họa – internet

Căn cứ theo Điều 23 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ điều chỉnh giảm BHXH, BHYT, BHTN sẽ bao gồm:

  • Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
  • Mẫu TK3-TS: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
  • Mẫu D02-TS: Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin chi tiết.

Chú ý: Riêng đối với người lao động có quyền lợi cao hơn về BHYT thì cần bổ sung thêm giấy tờ để xác nhận, chứng minh.

Thời gian giải quyết thủ tục báo giảm BHXH

Thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để thu gọn các thủ tục hành chính, doanh nghiệp hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện báo giảm lao động trên hệ thống của phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử. Sau khi doanh nghiệp lập tờ khai trên phần mềm có thể chuyển ngay đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Kể từ khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, tờ khai của doanh nghiệp sẽ được giải quyết và trả kết quả về qua email.

Kết luận

Trên đây bảo hiểm xã hội cung cấp các thông tin doanh nghiệp nhất định phải biết về báo giảm BHXH. Đây là nghiệp vụ mà gần như doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện khi có biến động về lao động. Doanh nghiệp nên nắm được các quy định để thực hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *