Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những lao động nữ chuẩn bị có kế hoạch sinh con. Khoảng thời gian nghỉ sinh liệu có cần đóng BHXH?
Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không?
Căn cứ theo Điểm 1.8, Khoản 1, Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”
Mặc khác, theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
Như vậy, trừ các trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh con, các trường hợp còn lại nghỉ thai sản đều được tính là tính là thời gian tham gia BHXH. Tuy nhiên, thời gian nghỉ thai sản này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Thời gian nghỉ thai sản có tính hưởng BHTN, BHXH một lần không?
Cũng theo quy định tại Điều 38 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trên 14 ngày, vì vậy sẽ không được tính là thời gian đóng BHTN. Khi làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, khoảng thời gian này sẽ không được tính vào căn cứ tính hưởng.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 60 của Bộ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, BHXH một lần tính hưởng căn cứ vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động. Mặt khác, theo thông tin trên thì thời gian nghỉ thai sản vẫn được tính vào thời gian đóng BHXH của người lao động. Vì vậy, thời gian nghỉ thai sản cũng sẽ được tính vào thời gian để hưởng BHXH một lần.
Mức hưởng chế độ thai sản
Theo Điểm a, Khoản 1 của Điều 19, Luật BHXH mới nhất thì mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Cụ thể, mức hưởng chế độ thai sản được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
- Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
- Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Lời kết
Trên đây là các thông tin giải đáp cho vấn đề nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không. Lao động nghỉ thai sản trên 14 ngày vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không phải đóng BHXH.
TIN LIÊN QUAN
- Tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh đôi năm 2022
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
- Chồng CÓ ĐƯỢC hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không?
- Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất và đầy đủ nhất
- Bảo hiểm thai sản: 5 thông tin quan trọng lao động cần biết