Mã vùng lương tối thiểu là khái niệm quen thuộc trong khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm được các quy định này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng.
1. Mã vùng lương tối thiểu là gì?
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận để trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động:
- Không được thấp lương mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm các công việc đơn giản.
- Cao hơn ít nhất là 7% với những lao động đã qua đào tạo, học nghề.
Trong đó, danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng bao gồm 4 vùng khác nhau. Mỗi vùng sẽ tương ứng với một mã vùng lương tối thiểu và được quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP.
2. Mức lương tương ứng từng mã vùng lương tối thiểu
Căn cứ theo Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 của Chính Phủ, mức lương tối thiểu vùng tương ứng với 4 mã vùng là:
- Vùng I: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn áp dụng mức 4.420.000 đồng/tháng.
- Vùng II: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn áp dụng mức 3.920.000 đồng/tháng.
- Vùng III: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn áp dụng mức 3.430.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn áp dụng mức 3.070.000 đồng/tháng.
Với doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua học nghề, mức lương tối thiểu vùng cần cao hơn ít nhất là 7%, cụ thể:
- Vùng I: Lương tối thiểu vùng cho lao động qua học nghề là 4.729.400 đồng/tháng.
- Vùng II: Lương tối thiểu vùng cho lao động qua học nghề là 4.194.400 đồng/tháng.
- Vùng III: Lương tối thiểu vùng cho lao động qua học nghề là 3.670.100 đồng/tháng.
- Vùng IV: Lương tối thiểu vùng cho lao động qua học nghề là 3.284.900 đồng/tháng.
3. Những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
Những đối tượng sẽ áp dụng lương tối thiểu vùng bao gồm:
- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động, nằm trong diện quy định của Bộ luật lao động,
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, một số tổ chức khác của Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có sử dụng lao động căn cứ theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc diện quy định tại Khoản 2,3,4 của Điều này và được gọi chung là doanh nghiệp.
Trên đây bảo hiểm xã hội điện tử cung cấp một số quy định quan trọng về mã vùng lương tối thiểu. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.
TIN LIÊN QUAN
- BHXH tự nguyện có kèm theo quyền lợi BHYT không?
- Quy định về thời gian nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
- Quy định về thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng
- Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu gồm những gì?
- Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội: Hướng dẫn mới nhất 2022
- Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nên làm gì?