Quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia cần lưu ý

Bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động, đặc biệt là lao động vùng nông thôn. Quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2021 căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Chi tiết về mức đóng và phương thức đóng sẽ được Bảo hiểm xã hội eBH chia sẻ ngay sau đây.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật số: 58/2014/QH13) được ban hành ngày 20/11/2014 thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2016. Luật quy định chi tiết về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH); quyền và trách nhiệm của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH. 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại hình là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Nếu như BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia thì BHXH tự nguyện được định nghĩa như sau:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Cụ thể người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng:

  • Lương hưu hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu và đóng đủ 20 năm BHXH;
  • Nhận trợ cấp BHXH một lần;
  • Trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần
  • Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT

Đặc biệt NLĐ tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu hưởng lương hàng tháng được cấp thẻ BHYT miễn phí. Điều này giúp NLĐ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn đồng thời giảm đi gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh.

Quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn, trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn, tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2021.
Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2021.

Từ ngày 1/1/2021, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng và mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Theo đó ta có:

  • Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng.
  • Mức thu nhập tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 mức lương cơ sở sẽ bằng 29.800.000 đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa bằng 22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng.

Ngoài ra căn cứ vào từng đối tượng cụ thể mà NLĐ sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH. Mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định 134/2015/NĐ-CP cụ thể:

  • Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo;
  • Bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo;
  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Tham gia BHXH tự nguyện là một trong những giải pháp tiết kiệm chi phí và đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi không may gặp rủi ro hoặc hết tuổi lao động. Tham gia BHXH tự nguyện góp phần đảm bảo an sinh xã hội đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Hiện nay có rất nhiều các phương thức đóng BHXH tự nguyện nhằm tạo điều kiện tối đa cho NLĐ có thể lựa chọn phương thức đóng phù hợp cho mình. Các phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn gồm:

6 phương thức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động.
6 phương thức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động.

(1) Đóng hàng tháng;

(2) Đóng 3 tháng một lần;

(3) Đóng 6 tháng một lần;

(4) Đóng 12 tháng một lần;

(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.

(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Lưu ý trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

XEM THÊM >> Mức đóng dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện như thế nào?

Kết luận

Thông qua chia sẻ từ BHXH eBH hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để tham khảo các đối tượng được tham gia và mức hưởng BHXH tự nguyện bạn đọc vui lòng truy cập website: https://ebh.vn để cập nhật nhanh nhất.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website baohiemxahoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *