Báo tăng BHXH là nghiệp vụ quan trọng mà bất cứ đơn vị nào cũng cần nắm được để thực hiện cho người lao động trong trường hợp có biến động về nhân sự. Tuy là nghiệp vụ BHXH đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
Khi nào cần báo tăng BHXH?
Nghiệp vụ báo tăng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động ký hợp đồng với người lao động.
- Người sử dụng lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ không lương 14 ngày trở lên trong tháng.
- Người sử dụng lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng.
- Người lao động hết hạn hoãn hợp đồng và đi làm lại.
Thủ tục báo tăng lao động
Căn cứ vào Điều 23, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, để báo tăng BHXH, BHYT, BHTN, người sử dụng lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
- Mẫu TK3-TS: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Bảng kê thông tin BHXH.
- Giấy tờ chứng minh quyền lợi đối với nhóm đối tượng có quyền lợi BHYT cao hơn.
Thời hạn báo tăng BHXH
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 90 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, kể từ ngày phát sinh, người sử dụng lao động cần báo với cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày.
>>> Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội đối với người dân và doanh nghiệp
Báo tăng BHXH muộn có bị phạt không?
Người sử dụng lao động chậm báo tăng lao động sẽ dẫn tới chậm đóng hoặc đóng thiếu BHXH cho người lao động và bị coi là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt chậm báo tăng Bảo hiểm xã hội từ 12-15% tổng số tiền đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Mức phạt tối đa không quá 150 triệu đồng. Các trường hợp áp dụng mức phạt cụ thể:
- Chậm đóng BHXH bắt buộc.
- Đóng BHXH bắt buộc thiếu số người thuộc diện tham gia mà không thuộc trường hợp trốn đóng.
Đặc biệt, nếu việc báo tăng lao động chậm mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động còn có thể bị phạt bởi các vi phạm khác.
Lời kết
Trên đây là các thông tin quan trọng về báo tăng bảo hiểm xã hội. Đây là nghiệp vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nên cần chú ý một số quy định và thủ tục để thực hiện.
Nguồn tham khảo: https://ebh.vn/nghiep-vu-phan-mem/huong-dan-nghiep-vu-bao-tang-lao-dong-tham-gia-bhxh-bhyt-bhtn
TIN LIÊN QUAN
- Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội đối với người dân và doanh nghiệp
- Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
- Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục báo tăng BHXH cho người lao động
- Những điều doanh nghiệp cần biết khi báo giảm BHXH
- Ứng dụng BHXH điện tử trong cải cách thủ tục hành chính
- Bảo hiểm xã hội điện tử là gì? và những phương thức giao dịch điện tử