Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên là một trong những vấn đề mà nhiều người đang làm công tác giảng dạy đặc biệt quan tâm. Thời gian này, ngoài được nghỉ sinh, giáo viên sẽ được hưởng một số chế độ trợ cấp nhất định. Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết sau.
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên
Giáo viên khi sinh con được nghỉ chế độ như thế nào? Theo Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2019, lao động nữ hưởng chế độ nghỉ thai sản với thời gian như sau:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng…
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Vậy điều kiện để giáo viên được hưởng chế độ nghỉ thai sản trên là gì? Điều 31 tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Điều 31)
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, trong quá trình công tác tại các cơ sở giáo dục, trường học,… nếu giáo viên đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên
Giáo viên đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con
Mức trợ cấp một lần khi sinh con quy định tại Điều 38 Luật này, cụ thể là đối với mỗi con, lao động nữ sẽ hưởng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng mà lao động sinh con. Nếu giáo viên sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì người chồng sẽ được nhận trợ cấp một lần tính bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ sinh con cho mỗi con.
Mức hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 39 của Luật này, mức hưởng chế độ thai sản tính như sau:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;…”
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè có được hưởng thai sản không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 1125/NGCBQL-CSNGCB, nếu thời gian nghỉ thai sản của giáo viên trùng nghỉ hè thì sẽ được giải quyết như sau:
- Phương án 1: Sắp xếp nghỉ bù căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, năm học, đặc trưng của từng trường.
- Phương án 2: Nếu không bố trí được nghỉ bù, giáo viên sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Mức chi trả căn cứ vào chi tiêu nội bộ, tối đa không quá tiền lương làm thêm giờ ngày Thứ 7, Chủ Nhật.
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên trùng kỳ nghỉ hè >>> Tìm hiểu thêm
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên. Nếu bạn công tác trong ngành sư phạm và đang có kế hoạch sinh con thì có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những chia sẻ từ baohiemxahoi.edu.vn trên đây bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh đôi năm 2022
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
- Chồng CÓ ĐƯỢC hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không?
- Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất và đầy đủ nhất
- Bảo hiểm thai sản: 5 thông tin quan trọng lao động cần biết